Gỗ gụ là gỗ gì? thuộc nhóm mấy? Giá gỗ gụ bao nhiêu?

Tìm hiểu gỗ gụ là gì, gỗ gụ có tốt không có mấy loại gỗ gụ, ứng dụng  và ưu nhược điểm của loại gỗ này
Cùng Nội Thất Hữu Bằng tìm hiểu chi tiết thông tin về gỗ gụ, các loại gỗ gụ, gỗ gụ có tốt không, đặc điểm của gỗ, cách nhận biết và ứng dụng.
1. Gỗ gụ là gì?
Gỗ gụ ( còn có một số tên gọi địa phương như gụ hương, gõ sương, gõ dầu, gụ lau,…) tên khoa học là Sindora tonkinensis cây thân gỗ lớn họ đậu. Gỗ gụ là khối hoặc tấm gỗ được xẻ ra từ thân cây gỗ gụ sau khi khai thác với mục đích vận chuyển, sử dụng.
Cây gỗ gụ có tên khoa học là Sindora tonkinensis là một loại thực vật thân gỗ lớn thuộc họ đậu. Ngoài ra chúng còn có một số tên gọi địa phương khác như: Gõ dầu, gõ sương, gụ hương, gụ lau,… Thường loại gỗ gụ mọc rải rác ở rừng rậm nhiệt đới, nơi có độ ẩm cao, mưa nhiều. Gỗ gụ phân bố tại Campuchia và Việt Nam ở các tỉnh như Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Khánh Hòa.
Cây gỗ gụ có tán nhiều tầng, thân cây to
Cây gỗ gụ có tán nhiều tầng, thân cây to

Gỗ gụ là gì
Gỗ gụ là gì
Gỗ gụ hiện nay được liệt vào loại gỗ quý hiếm cần bảo tồn, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới do đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Gỗ gụ thường phát triển ở những vùng rừng rậm nhiệt đới thường xanh, nơi mưa ẩm, tầng đất dày, không úng sau mưa, và có độ cao không vượt quá 700m so với mực nước biển.
Loại cây này hiện còn lại rất ít, sâu trong rừng già ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Nam Phi,…. Bên cạnh đó cũng được trồng tái sinh tạ nhiều tỉnh ở Việt Nam, Lào.
Gụ là cây thân gỗ lớn, một cây trưởng thành cao khoảng 20m -30m thân gỗ ở mức đường kính khoảng từ 0,6 đến 0,8m, một số cây phát triển hơn 1m.

2. Gỗ gụ thuộc nhóm mấy

Gỗ gụ là loại gỗ có tỉ trọng lớn nên rất nặng, chắc chắn, và quý hiếm bởi vậy được xếp vào nhóm I cùng nhiều loại cây quý hiếm khác theo nghị định số 18 HĐBT ngày 17/1/1992. 
Gỗ gụ là gỗ gì? thuộc nhóm mấy? Giá gỗ gụ bao nhiêu?
Trên thị thường hiện có rất nhiều nơi làm giả loại gỗ cao cấp này, bởi vậy bạn hãy tham khảo một số thông tin về đặc điểm, cách nhận biết sau đây để tránh nhầm lẫn:
  • Màu sắc: Khi mới khai thác gỗ gụ thường có màu vàng, với gỗ già hoặc để lâu thường cosmafu nâu đỏ, nâu đậm tùy theo độ tuổi của cây.
  • Độ nặng: Gỗ có tỉ trọng lớn do vậy rất nặng, nặng hơn khá nhiều các loại gỗ thông thường.
  • Mùi hương: Gỗ có mùi hơi chua tuy nhiên không hăng khi ngửi.
  • Thớ gỗ thửng, mịn, vân đẹp có hình dáng như hoa đa dạng, bắt mắt
  • Gỗ bền, dễ đánh bóng, ít cong vênh, không mối mọt
Để nhận biết dễ dàng nhất thì nên mua gỗ dạng thô chưa sơn.

3. Gỗ gụ có mấy loại

Thực ra không có một tài liệu khoa học nào phân loại gỗ gụ, chủ yếu chúng được gọi với những cái tên khác nhau do nguồn gốc gỗ đến từ những vùng khác nhau là chính như:
3.1 Gỗ gụ ta
Là loại gỗ từ rừng Việt Nam, loại này cực kỳ quý hiếm, chủ yếu phân bố tại Quảng Bình. Gỗ gụ ta thường có tâm gỗ mịn hơn gỗ gụ Lào, tâm gỗ Lào nhìn hơi thô do vậy ít được ưa chuộng hơn.

3.2 Gỗ gụ Lào

Là loại gỗ có nguồn gốc từ Lào, được nhập về Việt Nam
 
Gỗ gụ Lào

3.3 Gỗ gụ mật

Là loại gỗ trồng công nghiệp, phổ biến tại lào và Gia Lai, chất gỗ có màu nâu đen, khi mới xẻ ra thường có màu vàng nâu tuy nhiên sau thời gian gỗ càng ngày càng thẫm lại. Càng để lâu năm càng thẫm và bóng như màu mật ong để lâu.
Gỗ gụ Mật

3.4 Gỗ gụ Nam Phi

Là gỗ từ Nam Phi được nhập khẩu về Việt Nam, về mầu sắc gỗ gụ Nam phi thường có màu từ hồng rất nhạt đến màu nâu đỏ đậm hơn, đôi khi có những vệt màu từ trung bình đến nâu đỏ, màu sắc có xu hướng đậm dần theo tuổi của gỗ.

Gỗ gụ Nam Phi
Gỗ gụ nam phi
Kết cấu gỗ từ mịn đến trung bình, vân gỗ thẳng nhưng lồng vào nhau, đôi khi điều đó tạo nên một dải ruy băng đẹp, độ bền gỗ tốt, ít cong vênh co ngót hơn so với gỗ thường.

4. Gỗ gụ có tốt không

Gỗ gụ là loại gỗ vô cùng quý hiếm với chất lượng cao cấp hàng đầu, chính vì vậy chất lượng có tốt hay không chắc hẳn không cần bàn tới nữa.

5. Ưu nhược điểm của gỗ gụ trong chế tác nội thất

Ưu, nhược điểm của gỗ gụ bao gồm các điều sau:

Ưu điểm của gỗ gụ

Gỗ gụ thuộc dòng gỗ rất quý được dùng để làm đồ mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao cũng như có tính thẩm mỹ đẹp. Cụ thể:
  • Gỗ gụ có đường vân thẳng, đều, màu rất đẹp mắt.
  • Gỗ gụ là dòng gỗ có đường kính thân cây lớn. Nhờ vậy, chúng giúp việc thiết kế, tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ trở nên vô cùng dễ dàng.
  • Gỗ gụ dễ đánh bóng và có khả năng chịu được ngoại lực khá tốt. Đồng thời, chúng ít bị cong vênh, mối mọt.
  • Tuổi thọ gỗ tương đối bền, lên tới hơn 100 tuổi.

Nhược điểm củ gỗ gụ

Tuy có nhiều ưu điểm song gỗ gụ vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:
  • Sản lượng gỗ thu được hàng năm không hề cao.
  • Sinh trưởng khá chậm, nguồn gỗ tương đối khan hiếm.
  • Giá thành gỗ gụ tương đối đắt đỏ.

Cách nhận biết gỗ gụ tự nhiên

Dựa trên các đặc điểm riêng biệt để lấy làm căn cứ nhận biết gỗ gụ. Cụ thể như sau:
  • Về màu sắc: Khi mới khai thác thì gỗ có màu vàng, để lâu thì chuyển màu nâu đậm hoặc nâu đỏ tùy theo độ tuổi của cây để ước lượng.
  • Về sức nặng: Cây gỗ gụ thường có tỉ trọng khá lớn, nặng hơn nhiều so với dòng gỗ thường.
  • Về độ chua: Có mùi hơi chua nhưng không quá hăng khi đưa gần mũi để nguội.

6. Giá gỗ gụ bao nhiêu?

Gỗ gụ thuộc loại gỗ quý hiến nên trên thị trường hiện nay giá gỗ gụ cũng biến động, thay đổi tủy theo từng thời điểm và tùy xuất xứ của từng loại gỗ. Cho nên khi mua gỗ khụ khối bạn cần cân nhắc và tìm hiểu kĩ càng.

Bảng giá tham khảo

Mặt gỗđơn vị Gỗ hộpGỗ phách
25 - 30 cmm335,000,00045,500,000 - 48,500,000
30 - 35 cmm338,000,00050,500,000
36 - 54 cmm345,000,00050,500,000 - 60,500,000
55 - 60 cmm355,000,00065,500,000 - 70.500.000
Còn đối với những sản phẩm được làm từ gỗ gụ thì những xưởng sản xuất trực tiếp sẽ có giá thành rẻ hơn so với của hàng vì không phỉ qua trung gian. Vì vậy khi mua sản phẩm nội thất bạn cũng nên chọn những đơn vị trực tiếp sản xuất sẽ an toàn và giá thành rẻ hơn.

7. Ứng dụng của gỗ gụ

Gỗ gụ là dòng gỗ được khai thác trong các khu rừng tự nhiên tại Lào, Nam Phi… và nhập khẩu 100% về Việt Nam. Gỗ gụ được dùng để sản xuất các loại bàn ghế, giường tủ,... với đa dạng mẫu mã kiểu dáng. Hiện nay loại bàn ghế từ gỗ gụ được nhiều người ưa chuộng vì có mức giá khá tốt, không tăng quá cao và dao động trong khoảng từ 20 – 24 triệu đồng/m3. Có thể nói, bàn ghế gỗ gụ cũng khá tốt, được nhiều người đánh giá cao và lựa chọn. Gỗ gụ được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất từ bàn ghế, giường, tủ cho đến cầu thang, nhà sàn,….

Sập gỗ gụ

Sập gỗ Gụ
Sập gỗ gụ

Trường kỷ gỗ gụ ta

Trường kỷ gỗ gụ ta

Bàn ăn gỗ gụ

Bàn ăn gỗ gụ 

Bàn ghế gỗ gụ ta


Bàn ghế gỗ gụ ta

 Giường gỗ gụ đẹp

Giường ngủ gỗ gụ đẹp

Ngoài ra gỗ gụ còn được sử dụng để thiết kế đình chùa, đồ gỗ lối xưa, đóng thuyền bè, mang lại những sản phẩm tuyệt đẹp, bền bỉ với thời gian, đặc biệt là những bức tượng gỗ gụ luôn đem lại những giá trị rất cao. Khi đưa vào sử dụng gỗ được sấy khô đảm bảo chất lượng không bị mối mọt, co ngót hay cong vênh vì thế mà các chủ nhà có thể hoàn toàn yên tâm.

8. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản đồ gỗ gụ

Tuy gỗ gụ là loại gỗ quý hiếm, không sâu mọt tuy nhiên khi sử dụng và bảo quản nếu đúng cách sẽ giúp sản phẩm gỗ gụ được sáng bóng, bắt mắt và trường tồn với thời gian.
  • Nên lau chùi thường xuyên để gỗ sáng bóng
  • Không va đập vật sắc nhọn, vật nặng lên bề mặt gỗ
  • Tránh nơi ẩm thấp

Đến đây chắc hẳn bạn đã biết gỗ gụ là gì , gỗ gụ có mấy loại và có tốt không, từ khái niệm, đặc điểm hình thái, ưu nhược điểm, cách nhận biệt gỗ gụ….mà bài viết này chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng, độc giả đã hiểu rõ hơn về dòng gỗ gụ là gì rồi phải không nào. Đây cũng là những kinh nghiệm hay, giúp quý vị biết cách phân biệt gỗ gụ thật, gỗ gụ giả nhờ vào đặc điểm như vân gỗ, màu sắc, mùi vị đấy nhé.

Bài viết này chắc chắn không tránh được thiếu sót. Nếu có gì chưa hợp lý hy vọng độc giả góp thêm ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn ạ.

Và hãy luôn đồng hành cùng Nội Thất Hữu Bằng để được cập nhật thêm nhiều bài viết hay về vật liệu thiết kế cũng như được chiêm ngưỡng nhiều mẫu đồng hồ cổ đẹp nhất hiện nay nhé.

Tin tức khác
 

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát!

Scroll