Chiếc cầu thang kết nối các tầng trong ngôi nhà với nhau là thứ không thể thiếu cho mọi gia đình. Hòa theo dòng phát triển của kiến trúc, cầu thang ngày càng được đầu tư thiết kế, xây dựng để trở nên đẹp mắt hơn. Chúng góp phần không nhỏ trong việc tạo nên vẻ đẹp của căn nhà. Đôi khi, cầu thang là điểm nhấn chính cho một căn phòng. Vậy cầu thang có những bộ phận nào? Kích thước cầu thang tiêu chuẩn ra sao để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng? Nếu bạn chưa nắm rõ các thông số kỹ thuật này, hãy để Noithahuubangdep.com giúp bạn hiểu hơn nhé.
Do cầu thang dẫn từ tầng này đến tầng khác trong một căn nhà nên sẽ không có chiều cao chuẩn cho cầu thang. Chiều cao tổng thể cầu thang phụ thuộc vào chiều cao mỗi tầng thực tế. Hiện nay, chiều cao trung bình của cầu thang rơi vào khoảng 3,5m. Độ cao này giúp cho cầu thang không quá dài hay quá ngắn. Đây là tiền đề để có được một cầu thang đúng chuẩn chất lượng và kích thước.
Khi xây dựng bậc thang, các kiến trúc sư sẽ tính toán sao cho số lượng bậc thang rơi vào cửa “sinh” theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Như vậy, số bậc thang sẽ được tính theo công thức 4n+1. Tùy theo kích thước chiều cao của cầu thang cũng như chiều dài của cầu thang mà số lượng có thể là 17, 21, 25 bậc. Tuy nhiên, hạn chế việc xây dựng cầu thang quá dài, số lượng bậc quá nhiều dẫn đến không tốt theo phong thủy.
Mỗi bậc thang cách nhau từ 15 – 18cm. Đây là chiều cao lý tưởng để việc bước đi lên xuống được dễ dàng. Không quá mệt mỏi, tốn sức.
Bậc cầu thang cao từ 15- 18cm là phù hợp. Trong khi đó mỗi bậc cầu thang cần phải rộng khoảng 25 – 30 cm.
Lan can giúp tạo nên sự an toàn cho cầu thang. Tránh được các trường hợp té ngã đáng tiếc. Để đảm bảo cho cả người lớn và trẻ em, kích thước chiều cao tay vịn cầu thang cần đạt tối thiểu 90cm. Chiều cao lí tưởng là 1,1m. Không chỉ vậy, độ rộng giữa 2 thanh chắn lan can không rộng quá 20cm nếu trong nhà có trẻ em. Đảm bảo hạn chế tối đa các nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ nhỏ. Tốt nhất là hãy sử dụng dây văng cho tay vịn cầu thang.
Cầu thang với tay vịn để tạo nên sự an toàn cho người dùng
Kích thước bề ngang của một cầu thang không nên quá hẹp, chúng sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển. Bề chiều rộng tiêu chuẩn của vế cầu thang là 90cm. Kích thước này đảm bảo việc lên xuống cầu thang được thuận lợi, nếu bạn cần di chuyển đồ đạc lên xuống cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu nhà bạn là nhà phố với diện tích hẹp, bạn có thể xây dựng cầu thang với độ rộng 60cm. Tuy hơi chật một chút nhưng sẽ giúp tiết kiệm không gian cho ngôi nhà của bạn.
Bậc thang là nơi bạn đặt bàn chân để lên xuống nên không thể quá nhỏ. Kích thước độ rộng của mặt bậc cầu thang phải đạt được 25 – 30cm. Với kích thước này, diện tích tiếp xúc giữa bàn chân và cầu thang được đảm bảo. Không gây tra tình trạng trượt chân, bước hụt chân. Ngược lại, bạn cũng không nên thiết kế bậc cầu thang quá rộng (trên 30cm). Chúng sẽ khiến kết cấu cầu thang bị thay đổi, tốn kém chi phí cũng như giảm độ an toàn cho công trình.
Cầu thang bộ lên xuống cần có độ dốc từ 30 đến 45 độ. Nếu độ dốc thấp hơn, bạn phải kéo dài cầu thang để có thể kết nối sàn 2 tầng với nhau. Nếu độ dốc cao hơn, việc bước lên sẽ khó khăn, đặc biệt là với người lớn tuổi và trẻ em. Cầu thang quá dốc sẽ tạo nên cảm giác bất an khi bước trên mỗi bậc.
Chiếu nghỉ là khoảng rộng giữa các bậc thang. Chiếu nghỉ được bố trí ở giữa cầu thang nếu là cầu thang thẳng, bố trí ở vị trí bẻ góc nếu là cầu thang chữ U. Chiếu nghỉ có tác dụng làm điểm dừng cho quá trình di chuyển, giúp giảm bớt mệt mỏi. Thông thường cứ khoảng 10 bậc thang sẽ có 1 chiếu nghỉ. Kích thước chiếu nghỉ cầu thang không cần quá lớn, bề ngang bằng với kích thước vế cầu thang. Độ rộng cần đạt khoảng 60 – 80 cm. Một cầu thang thiết kế tối đa 2 chiếu nghỉ, không nên nhiều hơn.
Chiếu nghỉ tại vị trí chuyển hướng của cầu thang giúp tạo nên điểm dừng chân cần thiết
Nếu để ý bạn sẽ thấy các bậc cầu thang có phần gờ nhô ra ngoài. Đó là phần để giúp cho việc dẫn nước dễ dàng. Ngoài ra, chúng cũng giúp cho cầu thang bớt đi sắc cạnh. Phần gờ nhô ra không quá 2cm. Phần gờ có thể được gắn thêm những rãnh ngang để tăng độ ma sát, giảm nguy cơ trơn trượt.
Gờ chống trượt được lắp đặt cho cầu thang
Khi xây dựng cầu thang, ngoài kích thước tiêu chuẩn cần tuân theo thì bạn cũng phải lưu ý đến các vấn đề khác. Cụ thể như sau:
Phong thủy cầu thang:
Cầu thang được xem như “xương sống” của ngôi nhà, giúp đưa các luồng khí đi khắp nhà. Do đó cần phải đảm bảo được các yếu tố phong thủy thật tốt. Bạn nên tránh tạo những hung khí làm cho cuộc sống bị xáo trộn, công danh, sự nghiệp bị ảnh hưởng. Tuyệt đối không đặt nước dưới gầm cầu thang (bể cá, tiểu cảnh nước, ao nhỏ…) bởi cầu thang thuộc hành Hỏa, tương khắc với hành Thủy.
Chân cầu thang tối kỵ hướng thẳng ra cửa chính. Đồng thời không đặt cầu thang ở chính giữa nhà. Điều này ảnh hưởng đến vận khí cho gia đình bạn. Ngoài ra, không để điểm bắt đầu và kết thúc của cầu thang hướng vào nhà vệ sinh, phòng ngủ cũng như bếp nấu. Chúng sẽ mang luồng khí xấu đi khắp căn nhà của bạn.
Cầu thang phải đảm bảo độ an toàn sử dụng. Chất liệu làm cầu thang cần chắc chắn như bê tông, sắt thép, gỗ tốt… Tránh làm cầu thang tạm bợ, qua loa bởi chúng vừa tiềm ẩn nguy hiểm cho gia chủ, vừa ảnh hưởng đến phong thủy.
Độ cao của các bậc cầu thang phải đều nhau, tránh trường hợp cao thấp khác nhau dẫn đến hụt chân khi di chuyển.
Nội Thất Hữu Bằng Đẹp vừa chia sẻ với bạn một vài kiến thức về kích thước cầu thang. Hi vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng, sửa chữa ngôi nhà thân yêu. Nếu bạn cần tư vấn kỹ càng hơn, bạn hãy liên hệ với Nội Thất Hữu Bằng Đẹp nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn hết lòng, đem đến cho bạn không gian sống hoàn hảo, ưng ý nhất.
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát!